Màng PE là loại màng nilong mỏng chuyên dùng để bọc hàng hóa, quấn Pallet và được sử dụng phổ biến trong các khâu vận chuyển. Hiện nay, có phương pháp chính để sản xuất màng PE đó là bằng phương pháp thổi và phương pháp cán. Trong bài biết này Bao Bì Thành Phát sẽ giới thiệu cho các bạn về hai phương pháp sản xuất màng PE trên, nào cùng nhau đi tìm hiểu thôi… !
Mục lục
1. Nguyên liệu sản xuất màng PE
Màng PE được sản xuất từ nguyên liệu chính là hạt nhựa PE (Polyethylene) nguyên sinh, mật độ thấp tuyến tính (LLDPE). Tùy vào nhu cầu sử dụng và ứng dụng thực tế mà màng PE có thể thêm các chất phụ gia khác nhau.
Tính chất vật lý của PE: có màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.
Tính chất hóa học: ở nhiệt độ cao hơn 70 độ C PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xylen, amylacetat, trichloroethylen, dầu thông. dầu khoáng… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ether ethylic, glycerin và các loại dầu thảo mộc.
Đặc tính của LLDPE: có độ bền kéo cao và khả năng chống va đập và đâm thủng tốt hơn LDPE. Thường được sử dụng để tạo ra các màng mỏng hơn, chống lại sự nứt vỡ do ứng suất môi trường tốt. LLDPE có khả năng chống lại hóa chất tốt.
2. Sản xuất màng PE
Để tạo ra được sản phẩm màng PE chất lượng và đạt tiêu chuẩn cần phải trải qua nhiều công đoạn với bằng nhiều phương pháp khác nhau, bằng loại máy thường được sử dụng để sản xuất màng PE là máy đùn. Nhưng có hai phương pháp sản xuất màng PE phổ biến đó là phương pháp thổi và phương pháp cán (phương pháp này ít được sử dụng hơn). So với phương pháp thổi, thì phương pháp cán được đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi bật hơn.
3. Phương pháp sản xuất màng PE
3.1 Quy trình sản xuất màng PE bằng phương pháp thổi
Bước 1. Trộn đều hạt nhựa PE lại với các chất phụ gia (nếu có).
Bước 2. Sau đó cho vào máy đùn, đun nóng từ 200 – 275 độ C thì hỗn hợp sẽ bị nóng chảy, hỗn hợp này sẽ tiếp tục được đưa qua một màng lọc là tấm lưới kim loại để loại bỏ các nguyên liệu chưa nóng chảy hết cùng với các tạp chất có trong hỗn hợp.
Bước 3. Sau khi hỗn hợp nhựa và các chất phụ gia được nấu chảy hoàn toàn, chúng được đưa vào khuôn vành khăn để tạo ống nhựa mỏng.
Bước 4. Tiếp theo được thổi phồng bằng lỗ không khí có ở giữa khuôn.
Bước 5. Làm nguội, ống màng bằng vòng không khí tốc độ cao bao xung quanh với hệ thống làm mát.
Bước 6. Sau khi đã được làm nguội thì được cho qua con lăn để cán dẹp.
Bước 7. Sau khi màng PE đã được làm dẹp thì sẽ tạo thành màng đôi, được giữ nguyên hoặc cắt thành hai màng đơn rồi đưa qua các lon lăn để cuộn lại.
3.2 Quy trình sản xuất màng PE bằng phương pháp cán
Bước 1. Trộn đều hạt nhựa PE với các loại phụ gia (nếu có)
Bước 2. Cho hỗn hợp vừa được trộn đều vào máy đùn, tại đây hỗn hợp nhựa PE sẽ được dun nóng chảy ở nhiệt độ từ 200 – 275 độ C. Sau khi tan chảy hỗn hợp sẽ được đưa qua tấm lưới bằng kim loại để loại bỏ tạp chất cùng phần nguyên liệu chưa kịp nóng chảy.
Bước 3. Tiếp đến nguyên liệu nhựa đã nóng chảy được đưa vào khuôn chữ T để dàn đều lượng nhựa trước khi xếp thành từng trục.
Bước 4. Nhựa nóng chảy qua khuôn chữ T được đưa vào các trục để cán tạo ra màng định hình sản phẩm về kích thước lớn nhỏ và độ dày mỏng của màng.
Bước 5. Sau đó màng PE lúc này được làm lạnh, bằng cách kéo qua một bể nước kín chịu tác động của chân không.
Bước 6. Sau khi được làm nguội, màng PE được cắt thành hau mặt và tạo thành cuộn màng PE.
4. So sánh giữa hai phương pháp sản xuất màng PE
4.1 Giống nhau:
– Đều dùng chung một loại nguyên liệu chính là các hạt nhựa PE và các chất phụ (nếu có)
– Đều dùng loại máy đùn để nấu chảy nguyên liệu.
– Đều có khâu làm lạnh và công đoạn cuộn màng PE.
4.2 Khác nhau:
Phương pháp thổi:
– Dùng khuôn vành khăn
– Tạo ra màng đôi
– Dải nhựa
– Thổi phồng làm đẹp
Ưu điểm:
– Cùng 1 khuôn có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.
– Sản xuất màng PE bằng phương pháp thổi giúp màng PE sẽ có độ dẻo dai tốt hơn hẳn so với sản xuất màng PE bằng phương pháp cán.
– Cuộn màng PE thổi sẽ gấp 1.5 lần với các loại màng chít thông thường về độ căng và độ co giãn có thể lên đến 400%, có thể được sử dụng quấn cho các sản phẩm có các góc cạnh sắc nhọn mà không lo bị thủng rách.
– Màng PE thổi cho ra sản phẩm có thể quấn được cả kiện hàng siêu trường siêu trọng so với màng PE cán.
Nhược điểm: Phương pháp này không kiểm soát được độ dày của màng PE, thời gian làm nguội lâu.
Phương pháp cán:
– Dùng khuôn hình chữ T
– Tạo ra màng đơn
– Ống nhựa
– Màng nhựa hình trụ, trục cán tạo màng
Ưu điểm:
– Sản xuất màng PE bằng phương pháp cán sẽ có giá rẻ hơn màng thổi, do cán tối ưu chi phí và tăng năng suất sản xuất màng PE.
– Loại màng cán này có hai mặt đều dính nên cố định sản phẩm được chắc chắn hơn.
– Độ dày của màng PE cũng được kiểm soát, thời gian làm nguội nhanh.
Nhược điểm: Cùng một khuôn chỉ làm được 1 loại màng PE.
Trên đây là quy trình sản xuất màng PE theo hai phương pháp thổi và cán. Không thể đánh giá hai loại phương pháp sản xuất màng PE này loại nào hơn được, vì mỗi phương pháp lại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Những thông tin đã chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ được phương pháp sản xuất màng PE hiện nay.
5. Công ty sản xuất màng PE tại Đà Nẵng
Hiện tại Thành Phát là công ty sản xuất màng PE lớn nhất miền Trung, đã hơn 10 năm hoạt động chuyên cung cấp tất cả các loại màng PE. Nếu bạn muốn mua màng PE giá rẻ, chất lượng, với số lượng lớn đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được mức giá ưu đãi nhất nhé !
CÔNG TY TNHH SX TMDV THÀNH PHÁT
Địa chỉ: 216/6 Nguyễn Đình Tựu, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0935 909 747 – 0935 583 513
Email: nhuamientrung1@gmail.com
Fanpage: Màng co Đà Nẵng